Cuối đời Đặng Hữu Dương

Con đường làm quan có điều kiện giúp dân, giúp nước được nhiều đang rộng mở thì bất hạnh xảy đến với ông. Giữ chức án sát Hà Nội được ba năm, ông bị bệnh đau mắt. Ông xin về quê chữa trị. Được hai tháng thì mắt ông mù hẳn. Từ năm 1893 đến khi mất vào tháng 5 năm 1923, thọ 64 tuổi, ông sống trong cảnh mù loà, kết thúc con đường khoa hoạn.[1] Mộ ông hiện để tại nghĩa trang làng Hành Thiện. Thành phố Nam Định đã đặt tên một phố mang tên Đặng Hữu Dương.

Trong cuộc đời và trong thơ văn của mình, Đặng Hữu Dương đã có nhiều tác phẩm thể hiện rõ tấm lòng yêu nước, thương dân. Về y học, ông có tập Nông gia tự liệu gồm trên sáu nghìn câu thơ lục bát ghi lại các vị thuốc và bài thuốc nam dân gian có giá trị.[1]